22:45 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

Tư vấn trực tuyến

 Mr Tân
 Miss An
  Mr Quân


Hotline:  098 219 6019

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 94

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 443520

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

Thứ tư - 14/12/2011 14:24
Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành Công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới (người ta nói nhiều đến thế giới “phẳng” hơn) cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống.
Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới (người ta nói nhiều đến thế giới “phẳng” hơn) cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…
Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng TMDT lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và phát triển đã và đang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong công tác QLNN cũng chưa thực sự hoàn thiện cho lĩnh vực này. Trong công tác ứng dụng ở cả DN cũng như các cơ quan, tổ chức cũng đang ở mức độ thăm dò và hỗ trợ cho hình thức kinh doanh truyền thống hoặc kết hợp giữa hai hình thức này.
Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp biết ứng dụng và phát triển TMDT và trở thành điển hình trong lĩnh vực này như công ty Vietgo, công ty cổ phần vật giá với sàn giao dịch TMĐT :vatgia.com; công ty peaceoft solution với trang web: chodientu.vn, …
Tuy nhiên, việc khai thác và ứng dụng TMDT luôn là hai mặt của một vấn đề: Thứ nhất chúng ta đang ở giao thời giữa kinh doanh truyền thống và phương thức kinh doanh TMDT, do vậy luôn có sự so sánh thực dụng và ngắn hạn về tính hiệu quả giữa hai phương thức này.
Thứ hai TMDT cũng đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khác hơn, trí tuệ hơn và.. khó hơn (không theo lối tư duy cũ), việc ứng dụng và phát triển TMDT đỏi hỏi sự nhận thức sâu rộng trong xã hội và môi trường làm việc cũng như quản lý và hạn chế các mặt tiêu cực như việc gian lận, niềm tin, phá hoại vv.. đã và đang ở trên rất khó kiểm soát vì tính nhanh, mạnh và kỹ thuật cao của loại hình này.
Phát triển TMDT cũng giống như lịch sử phát triển của Thương mại truyền thống, bước đầu là tự phát khi mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay một cơ quan, tổ chức nhận thấy lợi ích của mình trong đó rồi sau đó trở nên hiện đại hơn và đa phương thức hơn. Tuy nhiên để mở rộng và phát triển ở tầm cao cũng như tạo nên lợi ích thực sự cho cộng đồng xã hội thì cần có “bàn tay của nhà nước” ở góc độ mà các đơn vị không thể hoặc không muốn làm.
Vậy chúng ta phải phát triển và quản lý nó như thế nào để hạn chế tiêu cực và phát huy tính tích cực để đạt được tính hiệu quả cac về mặt xã hội, cá nhân và cộng đồng..? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ từng bước phân tích ở cả hai góc độ: hỗ trợ để phát triển và quản lý để kiểm soát: Về công tác hỗ trợ để phát triển: rõ ràng khi nhận thấy lợi ích thì các DN, TC và cá nhân sẽ tự phát ứng dụng và phát triển nó.
Tuy nhiên quy trình này thường diễn ra chậm chạp và thiếu định hướng do vậy luôn đi kèm với nhiều vấn đề nảy sinh. Công tác hỗ trợ để phát triển nhằm hai mục đích : phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, đồng bộ hơn và quan trọng nhất là phát triển đúng định hướng. Hiện nay ở tỉnh ta công tác hỗ trợ cho hoạt động này mới chỉ dừng ở công tác tuyên truyền, tập huấn và triển khai ở một số ban ngành nhằm phục vụ cho hoạt động của nghành.
Riêng đối với ngành công Thương thì bước đầu đã có hướng cho hoạt động này như website: ntpc.vn của Trung tâm XTTM, và dự kiến lập sàn giao dịch TMDT nhằm phục vụ cho công tác quảng bá và tìm kiếm thị trường hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo: Emotino
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu khoa Công nghệ thông tin

Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) của Trường Trung cấp Quang Trung  được thành lập  theo quyết định số 15/09/QĐHT-QTCo ngày 02/03/2009 của Trường TC Quang Trung. Khoa CNTT tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng CNTT vào hoạt động của Trường, nghiên cứu và cải tiến chương trình và phương...

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết Website Khoa CNTT của Trường Quang Trung?

Search Engine.

Bạn bè giới thiệu.

Liên kết từ website của trường.

Từ tờ rơi giới thiệu nghề CNTT.

Từ nguồn khác.

Doanh nghiệp đồng hành

Indigo Technology Systems
Lactien JSC
Công ty CP CNTT SAO THIÊN VƯƠNG